Tổng hợp kiến thức về Ngắn Mạch (Short Circuit)

Tổng hợp Kiến thức Ngắn mạch

Hoạt động trong lĩnh vực Điện dân dụng hay Điện công nghiệp đã lâu, cụm từ “Ngắn mạch” không phải quá xa lạ đối với bạn nữa phải không nào?

Đây là một trong các sự cố về điện xảy ra khá phổ biến mà bạn nên biết và trang bị đầy đủ kiến thức để có những lựa chọn chính xác trong quá trình triển khai lắp đặt, cũng như đưa ra những quyết định xử lý kịp thời trong các trường hợp khẩn cấp.

DAKIA TECH sẽ giúp bạn hiểu sâu vào hiện tượng ngày nhé, với những kiến thức ngắn gọn, xúc tích nhất.

1. Hiện tượng Ngắn mạch là gì?

Ngắn mạch hay còn gọi là đoản mạch, là một hiện tượng thường gặp của những anh quản lý hệ thống điện. Chúng làm cho tổng mạch nhỏ đi vì mạch điện bị chập lại ở một điểm nào đó. Lúc này dòng điện trong mạch sẽ tăng cao đột biến và điện áp giảm đi. Hiện tượng này được gọi là ngắn mạch (Short Circuit).

Hiện tượng ngắn mạch là gì?

Tóm tắt lại nội dung như sau:

  • Ngắn mạch là hiện tượng mạch điện cho dòng điện chạy qua khi trở kháng của mạch bằng 0 hoặc không đáng kể.
  • Đây là sự cố về điện xảy ra khi hai cực dương và âm tiếp xúc trực tiếp lại với nhau mà không qua tải.
  • Khi bị đoản mạch, giá trị điện áp sẽ trở về 0 và cường độ dòng điện chạy qua phụ thuộc vào trở kháng của mạch điện.

Ví dụ minh họa

  • Để hiểu rõ hơn về trường hợp ngắn mạch, chúng ta hay xét một mạch gồm một bóng đèn kết nối với một ắc quy, trong đó mạch điện được bảo vệ bởi cầu chì 0.5A.
  • Ta giả sử bóng đèn chịu được dòng điện có cường độ 0.2A.
mạch điện gồm bóng đèn nối với ắc quy
Bóng đèn chịu được dòng điện có cường độ 0.2A
  • Nếu ta kết nối 02 cực dương (+) và âm (-) của ắc quy song song với bóng đèn như hình dưới đây, chúng ta sẽ thấy cường độ dòng điện tăng lên cực đại chạy qua mạch điện này làm đứt cầu chì.
cầu chì bị quá tải do ngắn mạch
Cường độ dòng điện tăng lên cực đại làm đứt cầu chì

2. Cách kiểm tra để phòng tránh đoản mạch

Hiện tượng này xảy ra sẽ làm hư hỏng thiết bị điện và ảnh hưởng đến sự an toàn của con người. Vì vậy, thường xuyên tiến hành kiểm tra là điều cần thiết.

Bước 1. Xác định vị trí xảy ra hiện tượng

Bạn cần đến bảng điều khiển chính để xác định vị trí của bộ ngắt mạch. Thông thường, bộ ngắt mạch sẽ được ký hiệu bằng đèn báo màu cam hoặc đỏ. Ngoài ra, nếu hệ thống điện ở trên đất, bạn có thể xác định được vị trí bị hỏng.

Tổng hợp kiến thức về Ngắn Mạch (Short Circuit) 1
Xác định vị trí xảy ra hiện tượng ngắn mạch

Bước 2. Kiểm tra dây nguồn của thiết bị

Sau khi đã xác định được các vị trí ngắn mạch, bạn cần kiểm tra dây nguồn của thiết bị bằng cách quan sát trực quan. Bạn có thể sử dụng đồng hồ vạn năng, ampe kìm để kiểm tra các dây dẫn điện, đo điện áp và điện trở của mạch điện.

  • Trường hợp bề ngoài của dây điện bị nóng chảy, rò rỉ điện hay mức điện áp bị lỗi thì sẽ không xuất hiện kết quả đo trên đồng hồ.
  • Ngược lại, nếu kết quả trùng với thông số của mạch điện thì hệ thống không bị ngắn mạch.

Đối với các trường hợp xảy ra hiện tượng ngắn mạch, bạn cần rút dây nguồn ra khỏi mạch và mở công tắc nguồn. Nếu các thiết bị điện vẫn tiếp tục hoạt động bình thường thì vẫn có thể sử dụng mạch điện như cũ. Nếu mạch điện vẫn bị ngắt thì bạn cần phải sửa chữa nhanh chóng.

Bước 3. Sửa chữa các mạch điện bị ngắn

Sau khi đã kiểm tra và phát hiện mạch điện bị ngắn, bạn cần sửa chữa. Bạn hãy bật từng công tắc đèn hoặc thiết bị. Nếu có công tắc làm cho hệ thống mạch bị ngắt lần nữa thì đó là vị trí bị hỏng hóc, ngắn mạch.

Tổng hợp kiến thức về Ngắn Mạch (Short Circuit) 2
Sửa chữa mạch điện bị ngắn

Đối với các vị trí này thì bạn phải tiến hành sửa chữa sự cố ngắn mạch. Tuy nhiên, bạn cần có kinh nghiệm để đảm bảo quá trình sửa chữa được an toàn và đúng kỹ thuật.

3. Cách phân loại và những nguyên nhân gây ra hiện tượng ngắn mạch

4 loại ngắn mạch cơ bản

Bạn cần biết cách phân biệt các loại điện áp ngắn mạch. Việc này sẽ giúp bạn biết cách kiểm tra và đưa ra hướng giải quyết phù hợp. Trong hệ thống điện hiện nay, có các dòng điện phổ biến như: điện 1 pha, 3 pha.

Theo các kỹ thuật viên, hiện tượng ngắn mạch xảy ra đối với dòng điện 3 pha sẽ gây nguy hiểm nặng nhất. Do đó, bạn cần phân biệt được một số loại ngắn mạch để kịp thời xử lý vấn đề.

Tổng hợp kiến thức về Ngắn Mạch (Short Circuit) 3
Các loại ngắn mạch cơ bản
  • Ngắn mạch 1 pha chạm đất: Là sự cố dòng điện 1 pha chạm đất hoặc bị chập dây trung tính, gây nên hiện tượng đoản mạch.
  • Ngắn mạch 3 pha: Đây là dòng điện 3 pha bị chập với nhau và tạo nên sự cố chập, cháy.
  • Ngắn mạch 2 pha: Là sự cố dòng điện 2 pha chập với nhau.
  • Ngắn mạch 2 pha chạm đất: Đây là sự cố dòng điện 2 pha chạm xuống đất và bị chập.

Một số nguyên nhân gây ra hiện tượng trên

  • Do thời tiết xấu gây mưa bão, ngã cột điện khiến dây chạm vào nhau, hoặc sét đánh gây phóng điện.
  • Do sự chủ quan của con người, thực hiện đóng điện nhưng quên tháo dây nối đất.
  • Lớp cách điện của thiết bị hoặc vật liệu dẫn điện bị hỏng.

4. Hậu quả hiện tượng ngắn mạch gây ra

Các thông số bạn cần phải biết

Trong hệ thống điện thực tế, để tính toán về ngắn mạch rất khó khăn và khó chuẩn xác. Dưới đây là một vài các thông số cơ bản cần biết về dòng ngắn mạch:

  • Điện áp ngắn mạch
  • Tổn hao ngắn mạch
  • Dòng ngắn mạch

Một vài hậu quả nghiêm trọng

Ngắn mạch là hiện tượng nguy hiểm mà bất kỳ nhà quản lý điện nào cũng không muốn nó xảy ra. Nó có thể gây nhiều thiệt hại như: 

 Hậu quả hiện tượng ngắn mạch
Hậu quả hiện tượng ngắn mạch
  • Phát nóng cục bộ rất nhanh, sinh ra nhiệt lớn, dễ gây cháy nổ.
  • Làm biến dạng, vỡ các thiết bị điện do tạo ra lực cơ khí giữa các phần tử của thiết bị điện.
  • Gây sụt áp lưới điện, làm động cơ ngừng quay.
  • Mất ổn định hệ thống điện do do các máy phát điện bị mất cân bằng công suất, quay theo những vận tốc khác nhau dẫn đến mất đồng bộ.
  • Gây gián đoạn việc cung cấp điện do nhiều phần tử của mạng lưới điện bị cắt ra để loại trừ điểm ngắt mạch.

5. Một số hướng dẫn cách phòng tránh và khắc phục sự cố ngắn mạch dòng điện 

Cách phòng tránh

  • Cần sử dụng công tắc riêng đối với mỗi thiết bị điện để tránh gây hiện tượng chập hàng loạt. Bạn cần lưu ý điều này sau khi tìm hiểu “hiện tượng ngắn mạch là gì?”.
  • Sau khi sử dụng thiết bị điện, bạn cần ngắt và rút dây cắm điện.
  • Cần chọn những loại dây dẫn điện có tiết diện phù hợp với từng dòng điện, đảm bảo khả năng tải điện tốt nhất. Đây là điều bạn cần biết sau khi tìm hiểu “hiện tượng ngắn mạch là gì?”.
  • Nên lắp đặt thiết bị điện với cầu dao tự động (Aptomat) để chống hiện tượng ngắn mạch hiệu quả.

Nên lắp đặt thiết bị điện với cầu dao tự động (Aptomat) để phòng tránh hiện tượng ngắn mạch

Cách khắc phục sự cố

  • Tắt ngay nguồn điện: để theo dõi một mạch điện bị ngắn mạch ở vị trí nào thì thao tác đầu tiên là tắt hết nguồn điện trong nhà, tắt hết các thiết bị dân dụng trong nhà như ti vi, tủ lạnh, quạt máy, bóng đèn,…rồi sử dụng thiết bị ngắt điện tự động hay cầu chì để đưa vào mạch điện bị ngắn.
  • Kiểm tra các thiết bị điện: sau khi cài đặt các thiết bị ngắt điện tự động thì đóng CB để kiểm tra lại, nếu thiết bị điện có hiện tượng ngắn mạch ngay lập tức thì vị trí ngắn mạch có thể nằm trong ổ cắm, hoặc phía sau công tắc, hoặc ở hộp kỹ thuật,.. Bạn cần thực hiện kiểm thử và thu hẹp dần phạm vi để xử lý sự cố
Tổng hợp kiến thức về Ngắn Mạch (Short Circuit) 6
Khắc phục sự cố ngắn mạch

Để đặt mua sản phẩm với chất lượng tốt nhất, Quý khách hàng hãy liên hệ với chúng tôi:

Công ty TNHH DAKIA GROUP

CÔNG TY TNHH DAKIA GROUP

Email: Dakiatech.sales@gmail.com

Địa chỉ: 50/17 Đường Số 9, Phường 9, Gò Vấp, TP.HCM

Hotline: 034.3535.797 hoặc đặt hàng trực tiếp trên DAKIA TECH

Nếu cần tư vấn thêm về sản phẩm khác, Quý khách hãy gọi số: 034.3535.797

DAKIA TECH rất hân hạnh được phục vụ quý khách!

DAKIATECH HOTLINE: 034.3535.797 CHI TIẾT CÁC SẢN PHẨM

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.