Tăng hiệu suất pin Lithium-ion bằng điện cực

Tăng hiệu suất pin Li-ion bằng điện cực in 3D

Pin Lithium – ion thường được dùng cho các thiết bị điện di động như điện thoại, máy chụp hình, máy chơi game, máy tính,… Không những thế, loại pin này đang được chú trọng phát triển trong quân đội, các ứng dụng của phương tiện di chuyển và nâng hạ chạy bằng điện (như xe nâng điện, xe đạp điện, xe máy điện,…) và kĩ thuật hàng không.

Các nhà khoa học tiếp tục tiến hành những nghiên cứu quan trọng nhằm nâng cao hiệu suất pin lithium-ion, đáp ứng những yêu cầu của thiết bị trong tương lai như thiết bị nhỏ và rẻ hơn, tuổi thọ pin dài hơn và khả năng sạc nhanh hơn, hiện thực hóa một xã hội xanh và bền vững hơn.

In 3D ép đùn mực hạt nano

Được phát minh vào những năm 1970, pin lithium-ion (LIB) trở thành nền tảng cơ bản của xã hội hiện đại, cung cấp năng lượng cho mọi trang thiết bị, từ thiết bị điện tử cầm tay cá nhân đến vệ tinh không gian.

Những ứng dụng này đều yêu cầu pin có mật độ năng lượng cao hơn, tốc độ sạc và xả nhanh hơn.

Năng lượng và mật độ điện năng của LIB thông thường, sử dụng điện cực phẳng thường có mối tương quan với nhau. Điều này có nghĩa là đối với một diện tích điện cực nhất định, tăng khối lượng điện cực sẽ làm tăng mật độ năng lượng, nhưng kết quả ngược lại là độ dày điện cực tăng lên sẽ làm giảm mật độ năng lượng do các ion và electron phải di chuyển trên khoảng cách xa.

Nếu mối quan hệ này có thể được tách rời, thì mật độ năng lượng và công suất của các điện cực LIB có thể đồng thời được cải thiện.  Có thể nhận thấy, thiết kế cấu trúc 3D của vật liệu điện cực cho phép tạo ra những điện cực dày từ các thành phần vi mô và nano, làm tăng hiệu quả tải lượng của điện cực nhưng không gặp các vấn đề liên quan đến khoảng cách vận chuyển ion và electrone dài hơn.

Kiến trúc mạng của pin Li-ion cho phép tăng khối lượng điện cực và giảm khoảng cách di chuyển của điện tích.
Kiến trúc mạng của pin Li-ion cho phép tăng khối lượng điện cực và giảm khoảng cách di chuyển của điện tích.

Kỹ thuật in 3D cho phép chế tạo các loại điện cực này được nghiên cứu rộng rãi trong những năm gần đây. Nhưng hầu hết mọi thử nghiệm quy trình sản xuất đều xoay quanh việc in 3D ép đùn mực hạt nano, bị hạn chế về các điều kiện sản xuất và cấu trúc hình học có thể đạt được.

Một điện cực thử nghiệm được in 3D.
Một điện cực thử nghiệm được in 3D.

In xử lý ánh sáng kỹ thuật số

Nhóm nhà khoa học do GS Julia R. Greer thuộc Viện Công nghệ California (Caltech) lãnh đạo đã phát triển 2 phương pháp dễ dàng chế tạo các cấu trúc oxit carbon và liti coban bằng giải pháp in xử lý ánh sáng kỹ thuật số, chứng minh được những vật liệu này có thể sử dụng làm cực dương 3D LIB và cực âm tương ứng.

Trọng tâm của cả 2 phương pháp này là xử lý sau gia nhiệt, chuyển đổi polymer in 3D thành vật liệu điện cực mong muốn. Kai Narita, một nghiên cứu sinh thuộc nhóm nghiên cứu Greer giải thích, quá trình nhiệt phân polymer dẫn đến sự hình thành carbon.

Các nhà khoa học đã khai thác hiện tượng này để chế tạo vật liệu carbon 3D. Họ sử dụng một loại photoresin có sẵn trên thị trường, thông qua quá trình in xử lý ánh sáng kỹ thuật số tạo ra các cấu trúc polyme 3D, sau đó nhiệt phân ở nhiệt độ 1.000°C để chuyển đổi thành carbon.

Các nhà khoa học chứng minh được, các vật liệu carbon 3D này có thể hoạt động như cực dương trong LIB, có hiệu suất và độ ổn định tuyệt vời, đồng thời chứng minh được khoảng cách vận chuyển trong điện cực ảnh hưởng thế nào đến hiệu suất tốc độ.

Để tạo ra vật liệu cathode, các nhà khoa học đã phát triển một hệ thống mực in polymer mới để in 3D, sau khi xử lý nhiệt sẽ chuyển đổi thành lithium coban oxit.

Giải pháp đốt cháy tổng hợp dung dịch là một kỹ thuật hóa học vật liệu phổ biến nhằm tạo ra những oxit kim loại thông qua quá trình đốt cháy nitrat kim loại. Nhóm nghiên cứu kết hợp kỹ thuật này với quá trình in xử lý ánh sáng kỹ thuật số, thiết kế một hệ thống hydrogel có thể in 3D, có chứa nitrat kim loại hòa tan. Xử lý nhiệt các hydrogel này sẽ xuất hiện phản ứng đốt cháy, tạo ra các cấu trúc oxit kim loại.

Kết hợp nitrat liti và nitrat coban vào hydrogel để in 3D, những thành phần vật liệu này được nung trong không khí ở nhiệt độ 700°C, tạo thành cấu trúc oxit liti coban. Những vật liệu này có tính điện hóa cao, có thể hoạt động như cực âm 3D trong pin LIB. Công trình nghiên cứu cũng xác định được tác động của thành phần polymer đối với cấu trúc vi mô cuối cùng và thành phần hóa học của oxit côban liti sau khi xử lý nhiệt (nung nóng).

Công trình nghiên cứu này cho thấy, hiện nay quá trình quang hóa vật liệu, được sử dụng trong pin mà có thể đạt được dễ dàng, sử dụng các thuốc thử hóa học bán sẵn trên thị trường và những phương pháp xử lý nhiệt đơn giản.

Nguồn: khoahocdoisong.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.