Xã hội ngày càng phát triển, khoa học công nghệ ngày một phát triển. Điện lưới Quốc gia thì chưa được ổn định mà một số thiết bị lại nhạy cảm với nguồn điện. Vì vậy, bộ lưu điện là lựa chọn hàng đầu cho nhu cầu thiết yếu này. Hôm nay, Dakia sẽ chia sẻ cho các bạn cách lựa chọn bộ lưu điện phù hợp với nhu cầu sử dụng.
1.Mục đích sử dụng Bộ Lưu Điện
Đầu tiên, bạn nên xác định thiết bị cần sử dụng bộ lưu điện vì không phải thiết bị nào cũng dùng được bộ lưu điện.
Bạn nên lựa chọn thiết bị quan trọng và cần thiết sử dụng bộ lưu điện như: máy tính cá nhân, máy tính văn phòng, hệ thống wifi cho công ty, hệ thống camera, máy in, máy scan, hệ thống serve, amply nhà yến, hồ cá Koi…
Không nên sử dụng quá nhiều thiết bị cho một bộ lưu điện. Nếu bạn dùng quá nhiều thiết bị thì bộ lưu điện sẽ rút ngắn thời gian lưu điện, gây ra tình trạng quá tải và làm hỏng bộ lưu điện.
2. Xác định loại bộ lưu điện cần sử dụng
Các thông số đầu ra của bộ lưu điện và các thông số đầu vào của tải có tương thích không như :
+ Loại thiết bị, chế độ hoạt động.
+ Công suất, hệ số công suất, dạng sóng.
+ Điện áp đầu vào đầu ra của bộ lưu điện và điện áp đầu vào của tải, tần số, số pha.
+ Thời gian chuyển mạch, thời gian lưu điện.
+ Các công nghệ chế tạo và các tính năng khác…
Có ba dòng sản phẩm UPS chính dựa trên công nghệ chế tạo và nguyên tắc hoạt động của chúng, thứ tự ưu tiên lựa chọn dòng Bộ lưu điện như sau:
Dòng UPS online: Các sản phẩm thuộc loại này chỉ dùng nguồn điện nhà cho việc sạc bình ắc-quy của nó mà thôi. Nguồn điện cấp ra cho thiết bị được chuyển từ nguồn điện một chiều của bình ắc-quy thành nguồn điện xoay chiều thông qua một mạch chuyển. Loại UPS này có độ ổn định cao nhất, nhưng giá thành lại cao hơn các dòng khác đến bốn lần.
Dòng UPS offline Line interactive: Loại UPS này sử dụng một bộ cảm biến nằm giữa nguồn vào và nguồn ra, cho phép hiệu chỉnh công suất tải phù hợp với thiết bị. Khi nguồn điện vào bị mất, mạch chuyển sẽ tự động chuyển sang chế độ dùng điện từ bình ắc-quy. Dòng UPS Offline Line-Interactive này rất cần thiết khi bạn sử dụng máy tính trong khu vực có nguồn điện nhà chập chờn.
Dòng UPS offline: Đây là dòng sản phẩm UPS rẻ tiền nhất, vì nó chỉ hoạt động theo nguyên tắc cơ bản nhất của bộ lưu điện dự phòng (Standby Power System – SPS). Khi nguồn điện nhà đang hoạt động, nó sẽ được đưa thẳng tới thiết bị sử dụng. Khi nguồn cấp điện bị mất, một mạch chuyển tức thời sẽ chuyển sang chế độ dùng bình ắc quy. Điểm yếu của cách hoạt động này, là có một độ trễ trong thao tác chuyển từ nguồn điện nhà sang bình ắc-quy và gây sụt áp trong một vài miligiây. Nên những thiết bị hay máy tính quá nhạy cảm với sự thay đổi điện áp sẽ không phù hợp với loại UPS này.
3. Tính toán công suất tiêu thụ (W):
Việc tính toán công suất tiêu thụ (W) của thiết bị hoặc hệ thống sẽ giúp chúng ta chọn được thiết bị UPS có công suất phù hợp. Bạn có thể nhìn thấy thông số công suất tiêu thụ trên bề mặt nhãn mác hoặc trên catalogue của thiết bị. Đối với thiết bị không thể hiện công suất tiêu thụ, bạn có thể lấy 2 thông số: điện áp (V) và dòng điện áp (A), thực hiện phép nhân (V) x (A) sẽ có kết quả xấp xỉ công suất tiêu thụ (W) của thiết bị.
Sau khi có công suất tiêu thụ, bạn lấy chỉ số đó nhân lên 1,5 đến 2 lần để tính ra công suất bộ lưu điện UPS cần dùng.
Ví dụ: Một quạt điện có công suất tiêu thụ khoảng 100W thì bạn nên sử dụng bộ lưu điện có công suất khoảng 200W.
Một vấn đề nữa các bạn cần lưu ý là: thông thường các bộ lưu điện sẽ ghi thông số công suất theo đơn vị đo là VA. Bạn có thể tham chiếu đổi sang đơn vị đo là W bằng cách lấy số VA đó nhân với hệ số công suất (PF) của bộ lưu điện.
Ví dụ: công suất bộ lưu điện Songsin SI-Y1000VA (PF = 0,7) = 1000 x 0,7 = 700W.
4. Tính toán thời gian lưu điện phù hợp với nhu cầu sử dụng.
Bộ lưu điện chỉ mang tính chất dự phòng tạm thời, với dòng offline thời gian lưu điện chỉ tầm từ 7-10 phút, và với dòng online tối đa khoảng 15 phút.
Vì vậy để lưu điện với thời gian tương đối bạn nên sử dụng UPS Online và gắn thêm bộ bình ắc quy ngoài. Công thức sử dụng để tính toán ăc quy ngoài như sau:
Ah = (T x W) / (V x PF)
Trong đó :
Ah là dung lượng của acquy
T là thời gian lưu điện (giờ) cần dùng khi mất điện
W là tổng công suất các thiết bị gắn vào UPS
V là điện áp charge của UPS (12V x số lượng acquy sử dụng)
PF là hệ số công suất của UPS (thường hệ số = 0,7 hoặc 0,8)
Cũng từ công thức trên bạn có thể tính được thời gian lưu điện nếu như biết trước
Số lượng bình ăc quy được sử dụng tính như sau: T = (Ah x V x PF) / W
5. Cách sử dụng và bảo quản Bộ lưu điện
Đặt bộ lưu điện ở nơi thoáng mát và khô ráo.
Định kỳ hãy kiểm tra bình ắc-quy, là bộ phận chính trong việc cung cấp nguồn điện dự phòng. Nếu bình điện bị phù, nghĩa là nó bị hỏng. Hãy thay thế ngay để đảm bảo thời lượng mà UPS hoạt động khi nguồn điện nhà bị cúp.
Nếu không cần thiết, đừng dùng máy in khi UPS đang hoạt động. Việc in ấn tốc độ cao sẽ tiêu thụ một lượng điện lớn trong một thời gian ngắn, có thể gây quá tải và làm hỏng bộ lưu điện.
Không lạm dụng khả năng lưu điện của UPS cho đến khi cạn kiệt nguồn ắc-quy, để làm việc, chơi game hay lướt web, mà cần tranh thủ sao lưu tài liệu và tiến hành tắt máy.
6. Một số thương hiệu bộ lưu điện được khách hàng tin dùng
Dakia hi vọng với những thông tin sẽ khiến quý khách hàng hài lòng.
Fanpage: DAKIA
Website: https://dakiatech.com/
Hotline: 034.3535.797
Email: Dakiatech.sales@gmail.com