Năng lượng tái tạo là gì? Lợi ích và xu hướng sử dụng

NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO LÀ GÌ LỢI ÍCH VÀ XU HƯỚNG SỬ DỤNG

Năng lượng tái tạo là nguồn năng lượng được tạo ra từ các nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, có khả năng tái tạo liên tục và không bị cạn kiệt trong tương lai gần. Khác với các nguồn năng lượng hóa thạch như than đá, dầu mỏ. khí đốt đang dần cạn kiệt và gây ô nhiễm môi trường nặng nề, năng lượng tái tạo mang đến giải pháp thay thế sạch, bền vững và thân thiện với môi trường cho sự phát triển của con người.

Năng lượng tái tạo là gì?

Năng lượng tái tạo là nguồn năng lượng được tạo ra từ các nguồn tự nhiên như mặt trời, gió, nước, sinh khối và địa nhiệt. Những nguồn năng lượng này có thể tái tạo liên tục và gần như vô hạn, mang lại nhiều lợi ích cho môi trường và xã hội.

Phân loại năng lượng tái tạo

Năng lượng tái tạo tuy còn khá mới nhưng hiện tại nguồn năng lượng sạch hoàn toàn này đang dần trở thành xu hướng toàn cầu và có vai trò quan trọng trong tương lai. Trong đó, năng lượng tái tạo cũng rất đa dạng như năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng thủy triều,…

Năng lượng mặt trời

Năng lượng mặt trời là nguồn năng lượng sạch được nhiều người biết đến nhất. Đối với nguồn năng lượng này, chúng ta có thể khai thác nhờ các công nghệ hiện đại như sưởi ấm, quang điện, quang hợp nhân tạo,…

Ngày nay, con người còn sử dụng nguồn năng lượng tái sinh này theo nhiều cách khác nhau như tạo ra điện cung cấp cho thiết bị điện, làm nước nóng,… để phục vụ nhu cầu trong cuộc sống.

Năng lượng mặt trời
Năng lượng mặt trời

Năng lượng gió

Giống như năng lượng mặt trời, năng lượng gió cũng ngày một phổ biến và vai trò quan trọng trong tương lai. Nguồn năng lượng này được tạo ra nhờ sức gió thông qua các tuabin gió. Trong đó, các tuabin gió thường có quy mô lớn và có công suất từ 600kW đến 9MW. Khi tốc độ gió tăng sẽ làm sản lượng điện tăng lên và đạt công suất tối đa cho tuabin.

Năng lượng gió
Năng lượng gió

Thủy điện

Thủy điệnnguồn năng lượng sạch hoàn toàn đang được ứng dụng nhiều ở hầu hết các quốc gia. Thủy điện hoạt động dựa trên sức nước trong các dòng nước có tốc độ nhanh để thiết lập tuabin máy phát điện.

Hiện nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều xây dựn hệ thống các nhà máy thủy điện, đập thủy điện. Tuy nhiên, những công trình này không được xem là tái tạo năng lượng. Vì chúng làm ảnh hưởng đến dòng chảy của các con sông, làm ảnh hưởng đến con người và các sinh vật sống trong khu vực đó. Đồng thời, nếu không được kiểm soát cẩn thận chúng còn có thể gây ra những tác động nghiêm trọng đến môi trường.

Năng lượng thủy điện
Năng lượng thủy điện

Năng lượng địa nhiệt

Năng lượng địa nhiệt của Trái Đất sinh ra từ sự hình thành của ban đầu hành tinh và sự phân rã phóng xạ của khoáng chất. Ở những khu vực có tốc độ đóc địa nhiệt đủ cao có thể được dùng để khai thác và tạo ra điện. Tuy nhiên, công nghệ khai thác loại năng lượng này hiện nay vẫn còn hạn chế. Đồng thời, các vấn đề về kỹ thuật cũng làm giảm đi tiện ích của năng lượng địa nhiệt.

Năng lượng địa nhiệt
Năng lượng địa nhiệt

Năng lượng sinh học

Năng lượng sinh học hay còn được gọi là năng lượng sinh khối và có nguồn gốc từ động vật hay thực vật. Nguồn năng lượng này được tạo ra và có thể sử dụng trực tiếp hay gián tiếp nhờ vào quá trình đốt cháy để tạo ra nhiệt. Tuy nhiên, hiện nay việc đốt sinh khối có nguồn gốc từ thực vật đã tạo ra lượng khí CO2 lớn và gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường. Do đó, năng lượng sinh học dần không còn được xem là nguồn năng lượng sạch hoàn toàn như trước nữa.

Năng lượng sinh học
Năng lượng sinh học

Năng lượng chất thải rắn

Ngày nay, chuyển hóa chất thải rắn thành năng lượng là biện pháp tái chế rác thải hữu cơ hiệu quả. Hoạt động này không chỉ xử lý rác thải thành điện năng mà còn giảm phát thải khí nhà kính.

Năng lượng chất thải rắn hiện nay, đã được áp dụng ở nhiều quốc gia, nhất là ở các nước phát triển. Tuy nhiên, ở các nước đang phát triển việc xử lý rác thải thành nguồn năng lượng lại gặp nhiều hạn chế do thiếu vốn đầu tư và công nghệ.

Năng lượng chất thải rắn
Năng lượng chất thải rắn

Năng lượng thủy triều

Cũng là dạng năng lượng sạch hoàn toàn, thủy triều được tận dụng để tạo ra điện nhờ vào sự chuyển đổi năng lượng. Tuy nhiên, năng lượng thủy triều được sử dụng vẫn còn rất hạn chế. Nguyên nhân là vì chúng có mức phí đầu tư tốn chi phí và chỉ thực hiện được nơi có vận tốc dòng chảy lớn hoặc thủy triều đủ cao mà thôi.

Nhiên liệu đốt Hydrogen và pin nhiên liệu hydro

Hiện nay, nhiên liệu Hydrogen đã được sử dụng trong pin nhiên liệu Hydro và cung cấp nguồn năng lượng cho động cơ điện giống như pin lưu trữ điện. Nguồn năng lượng này được ứng dụng và các loại xe chạy bằng hơi nước.

Lợi ích của năng lượng tái tạo

  • Giảm thiểu ô nhiễm môi trường: Năng lượng tái tạio không thải ra khí nhà kính và các chất độc hại khác, góp phần bảo vệ bầu không khí và nguồn nước.
  • Bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên: sử dụng năng lượng tái tạo giúp giảm khai thác nhiên liệu hóa thạch, góp phần bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá và đang dần cạn kiệt.
  • Tăng cường an ninh năng lượng: Năng lượng tái tạo giúp các quốc gia giảm phụ thuộc vào nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch, từ đó tăng cường an ninh năng lượng và giảm thiểu rủi ro về giá cả và nguồn cung.
  • Khuyến khích phát triển kinh tế: Ngành năng lượng tái tạo đang tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới và thúc đẩy phát triển kinh tế ở nhiều địa phương.
  • Phát triển bền vững: Năng lượng tái tạo là chìa khóa cho sự phát triển bền vững, đảm bảo đáp ứng nhu cầu năng lượng của thế hệ hiện tại mà không ảnh hưởng đến thế hệ tương lai.

Xu hướng sử dụng năng lượng tái tạo

Nhu cầu sử dụng năng lượng tái tạo trên toàn thế giới đang tăng trưởng mạnh mẽ. Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), năng lượng tái tạo sẽ chiếm 48% tổng sản lượng điện vào năm 2030.

Nhiều quốc gia đang ban hành các chính sách ưu đãi và đầu tư mạnh mẽ vào phát triển năng lượng tái tạo. Giá thành của các công nghệ năng lượng tái tạo cũng đang giảm dần, khiến chúng trở nên cạnh tranh hơn so với nhiên liệu hóa thạch.

Tại Việt Nam, Mục tiêu phát triển năng lượng tái tạo trong Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam giai đoạn đến 2030 có xét đến năm 2050, đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2068/QĐTTg ngày 25/11/2015, tỷ lệ điện sản xuất từ NLTT (bao gồm cả thủy điện lớn và nhỏ) trong tổng điện năng sản xuất của quốc gia phải đạt 32% vào năm 2030 và 43% vào năm 2050. (Nguồn: Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương).

XEM BÀI TƯƠNG TỰ TẠI ĐÂY: NET ZERO – Định Hướng Tương Lai Chống Biến Đổi Khí Hậu (dakiatech.com)


Để đặt mua sản phẩm với chất lượng tốt nhất, Quý khách hàng hãy liên hệ chúng tôi:

Công ty TNHH DAKIA GROUP

CÔNG TY TNHH DAKIA GROUP

Email: Dakiatech.sales@gmail.com

Địa chỉ: 50/17 Đường Số 9, Phường 9, Gò Vấp, TP.HCM

Hotline: 034.3535.797 hoặc đặt hàng trực tiếp trên DAKIA TECH

Nếu cần tư vấn thêm về sản phẩm khác, Quý khách hãy gọi số: 034.3535.797

DAKIA TECH rất hân hạnh được phục vụ quý khách!

DAKIATECH HOTLINE: 034.3535.797 CHI TIẾT CÁC SẢN PHẨM

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.