[Q&A] Những Câu Hỏi Thường Gặp Về Điện Năng Lượng Mặt Trời

[Q&A] Những Câu Hỏi Thường Gặp Về Điện Năng Lượng Mặt Trời-DakiaTech

Chắc hẳn nhiều đơn vị muốn đầu tư lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời nhưng còn băn khoăn, đặt ra trong đầu hàng ngàn câu hỏi mà chưa cho câu trả lời. Vì vậy Dakia Group đã đưa ra một số Câu Hỏi Thường Gặp Về Điện Năng Lượng Mặt Trời gửi tới quý khách hàng. Hi vọng sẽ khiến quý khách hàng hài lòng.

I/ Chi phí đầu tư hệ thống Điện Năng Lượng Mặt Trời khoảng bao nhiêu tiền?

Chi phí đầu tư hệ thống và lãi suất ngân hàng (nếu có vay ngân hàng)

Vẫn phải trả hóa đơn tiền điện cho số điện mua từ lưới EVN (sau khi đã bù trừ trực tiếp với lượng điện mặt trời, tải tiêu thụ)

Chi phí bảo trì hệ thống trong thời gian sử dụng, chi phí không cao ít có vì trang thiết bị tốt sẽ tránh được những rủi ro cao

1. Bảng giá điện năng lượng mặt trời cho hộ gia đình

CÔNG SUẤTSỐ TẤM PINĐIỆN TẠO RAMỨC GIÁ THAM KHẢO
3 kWp7360 kWhKhoảng 48 – 60 triệu đồng
5 kWp12600 kWhKhoảng 80 – 100 triệu đồng
10 kWp231.200 kWhKhoảng 160 – 200 triệu đồng

2. Bảng giá điện năng lượng mặt trời cho Doanh nghiệp

CÔNG SUẤTMỨC GIÁ THAM KHẢO
Với hệ thống > 10kWpKhoảng 16– 18triệu VNĐ/1kWp
Với hệ thống > 100 kWpKhoảng 15.5 – 17 triệu VNĐ/1kWp
Với hệ thống > 300 kWpKhoảng 15 – 16,5 triệu VNĐ/1kWp
Với hệ thống > 1 MWpKhoảng 12 – 13 triệu VNĐ/1kWp

II/ Hệ thống Điện Năng Lượng Mặt Trời bao gồm những gì?

Về cơ bản, một hệ thống điện năng lượng mặt trời bao gồm:

  • Tấm Pin năng lượng mặt trời
  • Bộ chuyển nguồn hòa lưới Inverter
  • Tủ bảo vệ và phân phối AC/DC (hay còn gọi tủ điện ATS)
  • Khung giá đỡ
  • Thiết bị dây điện đầu nối
  • Acquy
  • Điều khiển sạc
  • Hệ thống giám sát
  • Hệ thống Pin lưu trữ
  • Đồng hồ 2 Chiều
  • Một số vật tư năng lượng mặt trời và phụ kiện
  • Nhân công
  • …..
Hệ thống Điện Năng Lượng Mặt Trời bao gồm những gì?
Thành phần trong hệ thống điện năng lượng mặt trời

III/ Hệ thống Điện Năng Lượng Mặt Trời hòa lưới vận hành ra sao?

Các tấm pin năng lượng mặt trời được gắn cố định hoặc có hệ thống điều chỉnh góc trên phần mái của tòa nhà (nhà ở, nhà xưởng, khách sạn, cao ốc. …). Gắn sao cho tấm pin nhận ánh sáng trực tiếp từ mặt trời chiếu vào trung bình lớn nhất trong ngày và chuyển hóa thành dòng điện.

Dòng điện này đi đến bộ biến tần (inverter) hòa lưới và được cuyển đổi thành dòng điện xoay chiều (AC) sine chuẩn đồng bộ với điện lưới (220V – 1 pha hoặc 380V‐3 pha). Điện đầu ra từ hệ thống điện mặt trời hòa lưới sẽ được hòa trực tiếp vào hệ thống điện lưới và hoạt động đồng bộ với điện lưới để cung cấp đến tất cả các tải tiêu thụ trong tòa nhà.

Nếu tại thời điểm tải tiêu thụ dùng nhiều điện hơn so với sản lượng tạo ra từ hệ thống điện mặt trời hòa lưới, một phần điện năng sẽ được lấy từ lưới điện giúp tiết giảm tiêu thụ điện trên lưới đây là ưu điểm của hệ thống hoà lưới so với các hệ thống điện mặt trời khác.

IV/ Khi mất điện lưới thì hệ thống điện năng lượng mặt trời có hoạt động được không?

Sau khi lưới điện mất điện, hệ thống phát điện PV của hộ gia đình thường không hoạt động và không thể phát điện bình thường.

Tuy nhiện, trong một số trường hợp cực đoan, có thể xảy ra hiện tượng điện tích tụ độc lập, sau khi lưới điện mất điện, hộ gia đình vẫn có thể sử dụng một bộ phân điện của phụ tải, điều này ảnh hưởng đến sự an toàn của nhân viên kiểm tra, đồng thời gây thiệt hại cho các thiết bị điện gia dụng cũng như khả năng hoạt động của lưới điện.

Do đó, các hệ thống nối lưới PV buộc phải có tính năng phòng chống hiện tượng điện tích tụ.

V/ Trong những ngày mây mù, mưa, liệu có đủ điện để sử dụng sinh hoạt

Vào những ngày mây mù, mưa,… trên bề mặt tấm pin sẽ gây tác động ít nhiều đến năng xuất sản xuất điện của cả một hệ thống.

Nghiêm trọng hơn vào những ngày này xuất hiện trong thời gian dài có thể làm giảm tuổi thọ tấm pin.

Vì vậy cần để ý các vật cản như cây cối, tường nhà,…có ảnh hưởng đến hệ thống của mình. Thường xuyên vệ sinh bề mặt tấm pin cũng là cách tốt để hệ thống hoạt động đảm bảo và lâu bền.

VI/ Bán điện năng lượng mặt trời cho ENV

Mới đây, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã ký quyết định về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời ở Việt Nam. Theo quyết định này:

+ Giá mua điện dự án điện mặt trời nổi là 1.783 đồng/ kWh, tương đương 7,69 cent/kWh.

+ Giá mua điện mặt trời mặt đất là 1.644 đồng/kWh tương đương và 7,09 cent/kWh.

+ Giá mua điện mặt trời trên mái nhà là 1.943 đồng/kWh, tương đương với 8,38 cent/kWh. 

Mức giá này sẽ được áp dụng trong 20 năm kể từ ngày vận hành thương mại. Nhưng riêng ở tỉnh Ninh Thuận, giá mua điện từ các dự án điện năng lượng mặt trời nối lưới đã có trong quy hoạch và ngày vận hành thương mại trước ngày 1-1-2021. Với tổng công suất tích lũy không quá 2.000 MW sẽ được hưởng giá ưu đãi 2.086 đồng, tương đương 9,35 cent/kWh.

VII/ Cần phải bảo trì, vận hành hệ thống như thế nào?

Hệ thống hoạt động hoàn toàn tự động, người sử dụng có thể lắp đặt một lần rồi “quên”. Tuy nhiên, người sử dụng cần thường xuyên vệ sinh bề mặt các tấm pin năng lượng mặt trời để tẩy sạch các bụi bẩn trên bề mặt, giúp nâng cao khả năng hấp thụ ánh sáng nhằm tối ưu hiệu quả làm việc của hệ thống.

VIII/ Làm thế nào để lựa chọn thiết bị phụ kiện đạt tiêu chuẩn? Thời gian bảo hành khoảng bao lâu?

Khuyến khích bạn nên lựa chọn các sản phẩm phụ kiện được đã được cơ quan quốc gia chứng nhận đạt tiêu chuẩn, những phụ kiện quan trọng phải có, thông số kỹ thuật từ nhà sản xuất giống với sản phẩm được chứng nhận.

Những sản phẩm chính trong hệ thống điện Mặt Trời như Inverter hòa lưới, Tấm pin mặt trời, phụ kiện jack kết nối MC4, Dây cáp điện phải có thông số kỹ thuật phù hợp với với phương án thiết kế.

Tấm cần bảo hành ít nhất 10 năm, inverter bảo hành ít nhất 5 năm (Nếu tấm pin và inverter hòa lưới có thời gian bảo hành ngắn hơn thì khuyến cáo khách hàng không nên sử dụng).

IX/ Ngoài việc tiết kiệm chi phí điện năng, việc sử dụng NLMT còn có thể mang đến lợi ích gì cho chủ đầu tư?

  • Cắt giảm 1 phần đáng kể chi phí điện năng hàng tháng
  • Giúp căn nhà của bạn bớt nóng, thoáng mát hơn, giảm điện năng sử dụng máy lạnh cho tầng áp mái.
  • Nâng cao thương hiệu, hình ảnh của doanh nghiệp khi tiên phong trong xu hướng sử dụng năng lượng sạch.
  • Tăng tính mỹ quan của tòa nhà, tăng giá trị bất động sản.
  • Giúp doanh nghiệp đạt các tín chỉ bảo vệ môi trường, giảm lượng CO2 trên đầu sản phẩm tạo ra để hỗ trợ các tiêu chuẩn xuất khẩu (cho xưởng sản xuất), tạo hình ảnh du lịch sinh thái, tăng lượng khách du lịch (resort, khách sạn, khu bảo tồn, …)

X/ Điện Mặt Trời Có Gây Ô Nhiễm Môi Trường Không?

Hầu hết hiện nay khi làm bất cứ một vấn đề gì cái mọi người quan tâm đều hướng tới bảo vệ môi trường.

Xét về nguyên tắc vận hành của hệ thống thì điện mặt trời không gây bất kỳ một tác động xấu nào đến con người và môi trường. Tuy nhiên, sẽ có những vấn đề về ắc quy, tiếng ồn. Các thiết bị điện sẽ phát ra những tiếng ồn trong quá trình vận hành nhưng chúng ta vẫn có thể kiểm soát được.

Ắc quy năng lượng mặt trời thì cũng như các loại ắc quy lưu trữ điện khác, được cấu tạo từ một số vật liệu không thân thiện với môi trường, nhưng cũng không phải vấn đề quá lớn. Các tấm pin mặt trời tinh thể silicon có thể tái chế lại và không ảnh hưởng đến môi trường.

Quý khách hàng còn câu hỏi nào thắc mắc xin để lại ở phần đánh giá Dakia sẽ giải đáp thắc mắc cho quý khách hàng sớm nhất

CÔNG TY TNHH DAKIA GROUP

Fanpage: DAKIA

Website: https://dakiatech.com/

Hotline: 034.3535.797

Email: Dakiatech.sales@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.